hỗ trợ trực tuyến
  • 096 233 5688
  • 097 434 2158
  • 0965 134 688
Tin tức môi trường
Nhiều cách làm hay và mô hình điểm về xử lý môi trường đã được các địa phương áp dụng hiệu quả; đồng thời nhân rộng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại địa phương khoảng 150.000 tấn/năm; trong đó đô thị chiếm tỉ lệ khoảng 54%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 46%
.
Tại địa phương, hiện lượng rác thải khu vực nông thôn được xử lý theo 3 hình thức gồm: xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải tập trung tại thành phố Tam Điệp; xử lý bằng hình thức chôn lấp tại bãi rác tập trung của các xã và xử lý tại 3 lò đốt chất thải rắn tại xã Khánh Thiện; lò đốt tại thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh) và lò đốt xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình Nguyễn Xuân Đức cho biết, tỉnh đang tập trung cao cho xây dựng nông thôn mới; trong đó, tiêu chí môi trường bắt buộc phải hoàn thành nên việc xử lý rác thải là yêu cầu được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm.

Đến nay, việc xử lý rác thải nông thôn tại Ninh Bình đã cơ bản được thu gom và xử lý triệt để. Đặc biệt, mô hình thu gom, vận chuyển đến bãi rác tập trung xử lý đã có những hiệu quả nhất định, phù hợp với địa phương và đang được tỉnh khuyến khích nhân rộng.
Theo ông Nguyễn Xuân Đức, tỉnh Ninh Bình nên tiếp nhận đầu tư vào các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hỗ trợ kinh phí cho công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp cận, giới thiệu các nguồn vốn vay, tài trợ từ nước ngoài cho các dự án tại địa phương. Trước hết, xem xét hỗ trợ kinh phí để triển khai Dự án “Xây dựng bãi rác xử lý hợp vệ sinh cho huyện Nho Quan”.

Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 982 tấn/ngày và giai đoạn 2020-2030 là 1.426 tấn/ngày. Ninh Bình phấn đấu đến năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

Trong đó, vấn đề rác thải nông thôn cũng được xác định là nội dung quan trọng với mục tiêu đến năm 2020 có 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; đến năm 2030 có 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.


Để đạt được các mục tiêu trên, Chi cục Bảo vệ môi trường tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp huyện, xã, nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp; xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; huy động doanh nghiệp cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội tham gia các hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn.

Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường An Dương chuyên sản xuất và cung cấp các phương tiện thu gom, xử lý rác thải uy tín chất lượng

Tag: thùng rác công cộng, phương tiện thu gom rác, thùng rác nhựa, thùng rác composite
Real Time Web Analytics