hỗ trợ trực tuyến
- 096 233 5688
- 097 434 2158
- 0965 134 688
Tin tức môi trường
Tại hội thảo ô nhiễm không khí: Mối đe doạ với sức khoẻ cộng đồng sáng 17/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cảnh báo chất lượng không khí ở Việt Nam đang ở tình trạng báo động.
Một tỉ lệ lớn dân số Việt Nam và hệ sinh thái của quốc gia đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam.
Báo cáo do Tổ chức phi chính phủ GreenID thực hiện sau khi rà soát, phân tích các số liệu, tập trung vào chỉ số AQI và PM2.5 tại 2 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM.
Một tỉ lệ lớn dân số Việt Nam và hệ sinh thái của quốc gia đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam.
Báo cáo do Tổ chức phi chính phủ GreenID thực hiện sau khi rà soát, phân tích các số liệu, tập trung vào chỉ số AQI và PM2.5 tại 2 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM.
Kết quả, lượng bụi PM2.5 (loại bụi nguy hiểm nhất, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu) trung bình năm tại TP.HCM là 28,23 µg/m3, cao hơn một chút so với ngưỡng quy chuẩn trung bình năm theo quy định của Việt Nam (25 µg/m3).
Trong khi đó tại Hà Nội, lượng bụi PM2.5 lên gới 50,5µg/m3, cao gấp đôi soi với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới – WHO (10µg/m3).
Với lượng bụi PM2.5 ở mức 50,5 µg/m3, Hà Nội đang đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124µg/m3) - một trong những khu vực ô nhiễm không khí nặng trên thế giới.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam được xác định gồm: Các nhà máy nhiệt điện than, khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình, ô nhiễm xuyên biên giới.
Bà Nguỵ Thị Khanh, giám đốc GreenID cung cấp thêm, phân tích các thời điểm Hà Nội bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho thấy 7/8 thời điểm chịu tác động của hướng gió chủ đạo từ phía Đông, tức ô nhiễm tại Hà Nội không phải do nội đô mà từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt nguồn từ các khu công nghiệp lớn.
Phía GreenID cho rằng, tiêu chuẩn quốc gia về phát thải không khí của Việt Nam cho phép vẫn ở mức cao nên cần được cập nhật để kiểm soát phát thải tốt hơn.
Song song đó cần ban hành luật không khí sạch, điều chỉnh, cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng không khí tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tăng mật độ hệ thống quan trắc.
“Cơ thể người Việt Nam không phải có hệ thống miễn dịch cao gấp 5 lần công dân các nước khác, do đó đòi hỏi chúng ta phải sống trong môi trường đảm bảo hơn để hệ miễn dịch không làm việc quá sức.
Hành động khẩn cấp là cắt giảm nguồn phát thải, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ năng lượng sạch, đảm bảo an ninh năng lượng” - bà Khanh chia sẻ.
Trong khi đó tại Hà Nội, lượng bụi PM2.5 lên gới 50,5µg/m3, cao gấp đôi soi với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới – WHO (10µg/m3).
Với lượng bụi PM2.5 ở mức 50,5 µg/m3, Hà Nội đang đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124µg/m3) - một trong những khu vực ô nhiễm không khí nặng trên thế giới.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam được xác định gồm: Các nhà máy nhiệt điện than, khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình, ô nhiễm xuyên biên giới.
Bà Nguỵ Thị Khanh, giám đốc GreenID cung cấp thêm, phân tích các thời điểm Hà Nội bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho thấy 7/8 thời điểm chịu tác động của hướng gió chủ đạo từ phía Đông, tức ô nhiễm tại Hà Nội không phải do nội đô mà từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt nguồn từ các khu công nghiệp lớn.
Phía GreenID cho rằng, tiêu chuẩn quốc gia về phát thải không khí của Việt Nam cho phép vẫn ở mức cao nên cần được cập nhật để kiểm soát phát thải tốt hơn.
Song song đó cần ban hành luật không khí sạch, điều chỉnh, cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng không khí tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tăng mật độ hệ thống quan trắc.
“Cơ thể người Việt Nam không phải có hệ thống miễn dịch cao gấp 5 lần công dân các nước khác, do đó đòi hỏi chúng ta phải sống trong môi trường đảm bảo hơn để hệ miễn dịch không làm việc quá sức.
Hành động khẩn cấp là cắt giảm nguồn phát thải, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ năng lượng sạch, đảm bảo an ninh năng lượng” - bà Khanh chia sẻ.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
-
Thùng rác phân loại rác thải rắn tại nguồn
10/07/2017 -
Tiết kiệm vì môi trường
19/05/2017